Lễ Tạ ơn 2023

“Lễ Thanksgiving của nước Mỹ được dịch sang tiếng Việt mình là Lễ Tạ ơn. Ngay trong tên gọi đã cho biết, ngày này được định danh để chúng ta ghi nhớ những người mà mình từng thọ ơn trong khoảng đời đã có. Ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, hay những người đã tận tâm giúp một việc gì đó mà chúng ta nhớ mãi. Bài viết ngắn này tôi xin kính gửi đến vợ chồng thầy Joël Luguern và cô Phan Hồng Hạnh. Thầy cô từng giảng dạy ở Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền Đà nẵng.”

……………………………………………………….

Paris, thủ đô nước Pháp cách Boston Hoa kỳ đến sáu múi giờ. Hơn 8 giờ tối thứ bảy Boston đã là gần 3 giờ sáng chủ nhật của Paris. Vậy mà người thì quên cả bữa ăn tối, và kẻ chẳng muốn đi ngủ chỉ để làm cho xong một chuyện thoạt nhìn rất ư là tào lao “chi địa”. Paris đưa lên mạng internet những tấm hình trắng đen, Boston vội vàng tải xuống lưu lại trong máy tính của mình. Những tấm hình học sinh nhỏ nhắn đã cũ vàng, chúng được dán trên trang giấy tập vở học trò một cách vụng về bằng cái tuổi đời chưa qua con số 10 tròn trĩnh. Những tấm hình mà thoạt nhìn đến thôi cô bạn từ Paris đã không sao ngăn được xúc động để cố gắng thức trắng đêm chuyển qua cho tôi một cách nhanh nhất.

Bích Nga cho biết hôm qua đến thăm vợ chồng cô Hồng Hạnh và thầy Joël Luguern tại Paris. Thầy cô đã ân cần đón bạn mình. Cô Hạnh tận tay nấu thết học trò cũ những món ăn hương vị quê nhà thật ngon. Sau bữa ăn, họ cùng ngồi hàn huyên tâm sự nơi căn phòng khách nhỏ ấm cúng, họ nhắc lại từng kỷ niệm một thời TTGD Nguyễn Hiền Đà nẵng, những mẫu chuyện ngỡ đã quên sau chừng ấy năm bằng nửa thế kỷ. Xúc động bồi hồi…

Giữa câu chuyện bỗng thầy Luguern nói với Bích Nga, “Thầy muốn cho em xem một vật mà thầy giữ bao nhiêu năm nay, có thể xem đây là một món quà tặng em lần hội ngộ hôm nay vậy”. Trước sự ngạc nhiên và tò mò của Bích Nga, thầy Joël lặng lẽ vào phòng rồi đem ra một cuốn tập bìa dày. Thầy ngồi xuống bàn, chậm rãi lật từng trang, từng trang. Và cô học trò cũ của thầy mở tròn xoe đôi mắt, cô quá đỗi xúc động khi thấy trên những tờ giấy trắng đã ngả vàng là hình ảnh từng khuôn mặt thời còn quá đỗi ngây thơ của mình, của bạn mình. Những tấm hình học sinh trắng đen hơn cả nửa thế kỷ trước. Kế bên hình còn có thêm những dòng chữ tiếng Pháp ghi tên họ, ngày sinh, địa chỉ nhà và cả tên cha mẹ cùng nghề nghiệp.

Suốt cả hơn một giờ thầy trò cùng cúi xuống nhìn chăm chú từng trang trong cuốn tập dày, cùng lẩm nhẩm đọc những cái tên vẫn còn nghe quá đỗi thân quen. Cuốn tập hình ảnh như sợi dây thiêng liêng nối giữ tình thầy trò trải qua bao năm tháng. Bích Nga nói với tôi là quá xúc động, cô ấy như thấy lại cả một thời niên thiếu của chính mình. Cô lấy điện thoại ra cẩn thận chụp lại từng trang giấy. Cô ấy cúi xuống thật gần, mở căng mắt để nhìn rõ hơn. Những tấm hình ngả úa vàng, những nét chữ còn ngây thơ nguệch ngoạc. Cô ấy muốn ôm choàng níu giữ lấy nó. Thời gian dường như dừng lại, dường như nó đã chẳng trôi mất đi dù trải qua chừng ấy hơn 50 năm. Timeless!!!…

Thầy Joël Luguern và cô Phan Hồng Hạnh đã có thời gian cùng giảng dạy ở Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền Đà nẵng, khoảng giữa thập niên 60. Tôi không có dịp ngồi lớp thầy dạy, nhưng có niên khóa học giờ Việt văn với cô. Thầy cô hiền lành, dễ gần gũi, lại tận tâm trong giảng dạy nên học trò ai cũng quý mến. Còn nhớ, cô thầy có mở một hiệu sách nhỏ ở đường Hoàng Diệu, khúc giữa bót cảnh sát và khu chợ Mới. Chiều chiều tôi hay ghé lại đọc ké truyện hàng giờ mà chẳng ai quở mình cả. Hiệu sách có tên là Song Khê thư quán. Tên hiệu sách lấy từ tên của hai cô con gái tiếng tăm của thầy cô, Liêm Khê và Yên Khê. Liêm khê hiện là giáo sư môn sử ở đại học, và cũng là sử gia chuyên về phong trào di dân Đông Nam Á. Còn Yên Khê là diễn viên trong những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng… Chính chồng của Yên Khê, đạo diễn Trần Anh Hùng là người thực hiện những tác phẩm này. Vừa rồi ở Liên hoan phim Cannes 2023, Trần Anh Hùng đã đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất với phim La Passion de Dodin Bouffant. Xin chúc mừng đạo diễn cùng gia đình cô thầy Hồng Hạnh-Joël.

Tôi có một kỷ niệm với cô mà nay vẫn còn nhớ rõ. Một lần trong giờ Việt văn, cô Hạnh nói mỗi học sinh lấy ra tờ giấy trắng và viết một đoạn văn tả về khu vườn hoa nhà mình. Thật là khó cho tôi quá! Nhà tôi lúc đó chỉ có vài chậu hoa đặt trên sân thượng. Giữa thành phố khu buôn bán thì làm chi có cả một vườn hoa. Bí quá! Vậy là bằng trí tưởng tượng qua sách truyện từng đọc, tôi cũng vẻ vời được cả trang giấy. Nộp bài xong, cô chọn và đọc bài văn của tôi cho cả lớp nghe. Ôi thôi là hãnh diện, là “sướng rên mé đìu hiu” (chữ của Duyên Anh) để nhớ mãi đến tận bây giờ. Cô thì chắc chẳng còn nhớ đến tôi và cả bài luận văn “chạy” hôm đó nữa. Khi trong đời làm nhà giáo của mình đã gặp biết bao nhiêu học trò, đã chấm biết bao nhiêu bài luận văn. Nhưng tôi thì làm sao quên được. Vậy đó mà mình mang theo cái cảm giác sung sướng ấy đến tận bây giờ. Ít nhiều cô đã phả vào tâm hồn nhỏ bé của tôi một niềm đam mê văn chương chữ nghĩa mai sau…

Quay lại câu chuyện về cuốn tập bìa cứng và những trang giấy trắng có hình học trò của thầy Luguern. Tôi đã lưu lại tất cả và giữ trên Google photo bằng phiên bản digital. Tôi chia sẻ với những người bạn đã từng học cùng trường, những cựu học sinh Lycee Blaise Pascal và sau này là Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền. Ai xem cũng bồi hồi xúc động.

Cuốn tập này có thể nói là vô giá đối với chúng tôi. Nó cho chúng tôi cảm nhận được cái tình cảm gắn bó giữa một nhà giáo và những học trò trong một nền giáo dục coi trọng sự hài hòa giữa kiến thức và đạo đức. Dạy học ngày xưa không chỉ gói gọn trong chức năng chuyển giao kiến thức, mà là gieo mầm để một người trẻ lớn lên sẽ có một tâm hồn đẹp, một tâm hồn bao dung biết quan tâm đến tha nhân. Câu chuyện từ cuốn tập bìa cứng chứa hình ảnh học trò của thầy Joël Luguern làm chúng tôi thật cảm động. Đến tận nửa thế kỷ sau khi rời mái trường TTGD Nguyễn Hiền thân yêu, chúng tôi vẫn còn nhận được thêm một bài học quá lớn từ thầy, đó là lòng yêu thương kỷ niệm, yêu thương những người từng đến với đời mình. Ai bắt một người thầy đến từ nước Pháp xa xăm lại mang nặng tình cảm đối với học trò ở ngôi trường xứ Việt như vậy. Tâm hồn thầy quá đẹp! Cám ơn thầy. Cám ơn một xã hội và một nền giáo dục đã cho chúng tôi những người thầy, những người cô quá đỗi tuyệt vời!

Viết lại từ bài cũ nhân Lễ Tạ ơn 2023
Trương Hữu Hiền

 

***Đường dẫn link album hình học sinh của thầy Joël Luguern

 

*******************

***Version française

“Merci à M. Lữ Đắc Thành et à M. Jean Luc d’avoir aidé à traduire cet écrit en français”.

 

“American Thanksgiving se traduit en vietnamien par Lễ Tạ ơn.

Thanksgiving signifie “action de grâce” (reconnaissance envers Dieu)

Cela désigne, par extension, la journée consacrée à exprimer gratitude et remerciements aux gens qui ont été nos bienfaiteurs. Grands-parents,  parents, enseignants ou personnes qui se sont consacrées à notre bien-être et dont nous nous souviendrons toujours.

Je tiens respectueusement à adresser ce court article à Monsieur Joël et Madame Phan Hong Hanh LUGUERNE qui enseignèrent à Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền à Da Nang.”

…………………………………….

Paris, capitale de la France, est située à six fuseaux horaires de Boston, aux États-Unis.  Il est plus de vingt heures ce samedi soir à Boston et presque trois heures du matin ce dimanche à Paris. Pourtant, l’un a oublié de diner, et l’autre ne pense pas à se coucher pour finaliser une tâche qui, à première vue, pourrait sembler dérisoire.

A Paris on poste des photos noir et blanc sur internet, tandis qu’à Boston on les télécharge.

Des photos anciennes, jaunissantes, maladroitement collées sur les cahiers de petits élèves de moins de dix ans…  Au premier regard à ces photos, mon amie parisienne, très émue, est resté éveillée toute la nuit pour me les transmettre le plus rapidement possible.

Bich Nga a raconté qu’hier elle avait rendu visite à la maîtresse (cô)Mme Hong Hanh et à son mari et le professeur Joël Luguern à Paris, qui l’ont chaleureusement accueillie. Cô Hanh a préparé personnellement de délicieux plats de sa ville natale pour son ancienne élève.

Après le repas, installés dans le petit salon, dans une ambiance conviviale, entre excitation et émotion, ils ont évoqué les souvenirs du temps passé au TTGD Nguyễn Hiền Đà nẵng… Des histoires qu’ils pensaient avoir oubliées après un demi-siècle..

Au milieu de la conversation, le professeur Luguern dit soudain à Bich Nga : “Je veux te montrer quelque chose que j’ai gardé depuis toutes ces années. Tu peux considérer cela comme un cadeau pour nos retrouvailles d’aujourd’hui.”

Devant Bich Nga intriguée, le professeur Joël se rend dans la pièce voisine et en revient avec un cahier à couverture épaisse.

Il s’assied et tourne lentement les pages, une à une. L’ancienne élève ouvre de grands yeux, elle est émue en découvrant sur les feuilles jaunies, des photos d’enfance d’elle  et de chacune de ses amies.

Des photos en noir et blanc datant de plus d’un demi-siècle ! À côté de chaque photo d’élève, des annotations en français avec le nom de famille, la date de naîssance, l’adresse, ainsi que les nom et profession des parents.

Durant plus d’une heure, professeur et élève restent penchés à regarder attentivement chaque page de l’épais cahier, murmurant les noms qui leurs semblent encore si familiers

Cet album est le fil sacré de la relation professeur-élève depuis tant d’années. Bich Nga m’a dit qu’elle était tellement émue, qu’elle avait l’impression de revoir toute son enfance. Elle a sorti son téléphone et a soigneusement photographié chaque page. Se penchant, pour voir plus clairement, les lettres innocemment griffonnées. Elle aurait voulu le serrer dans ses bras et le tenir. Le temps semblait s’être arrêté  50 ans en arrière !

Les professeurs Joël Luguern et Cô Phan Hong Hanh enseignaient ensemble au TTGD Nguyen Hien à Da Nang, vers la fin des années 60.

Je n’étais pas dans la classe de Monsieur Luguern mais Cô Phan Hong Hanh a été mon professeur de littérature vietnamienne pendant un an.

Gentils, accessibles et dévoués à l’enseignement, tout le monde les aimait. Cô Hanh tenait une petite librairie rue Hoang Dieu, entre le commissariat de police et le quartier de Cho Moi. A l’époque, j’y allais souvent l’après-midi, consulter et lire gratuitement des revues et des romans. La librairie s’appellait  Song Khe  Library.

Le nom de la librairie vient des noms des deux célèbres filles des professeurs, Liem Khe et Yen Khe.

Liem Khe est actuellement professeur d’histoire à l’université et également historien spécialisé dans les mouvements d’immigration en Asie du Sud-Est. Yen Khe est actrice vedette dans des œuvres cinématographiques célèbres comme L’odeur de la papaye verte, Cyclo, Vertical Summer… dont le réalisateur est Tran Anh Hung son mari. Récemment au Festival de Cannes 2023, Tran Anh Hung a remporté le prix du meilleur réalisateur avec le film La Passion de Dodin Bouffant. Félicitations à la famille du réalisateur et des professeurs Hong Hanh-Joël.

Il me revient une anecdote. Un jour, pendant son cours de littérature vietnamienne, Mme Hanh  demande de sortir une feuille de papier vierge pour un exercice, devoir sur table, sujet : décrire son jardin fleuri. C’est tellement dur pour moi ! Ma maison à cette époque située dans un quartier commercial, aucune des maisons n’est pourvue de jardin, la nôtre n’ayant que quelques pots de fleurs sur la terrasse. Epreuve insurmontable !

J’ai dû faire travailler mon imagination et le souvenir des récits que j’avais lus, pour noircir les pages. Après correction, c’est mon essai qui a été choisi par Cô Hanh pour être lu devant toute la classe. Oh, j’étais tellement fier, je «gémissais de bonheur» (selon l’expression de l’auteur Duyen Anh)  Je me souviens  encore de ce moment.

Il est probable qu’elle ne se souvient plus de moi ni de cette fameuse dissertation. Au cours de sa vie d’enseignant, elle a rencontré tant d’étudiants et lu tant  de dissertations. Par contre, de mon côté, je ne pourrai oublier ce moment qui m’a mis dans un état d’euphorie que je porte en moi jusqu’à présent. A travers cette histoire, cô Hanh a fait naître en moi la passion pour la littérature …

Je reviens à l’histoire du cahier cartonné et des pages blanches avec les photos des élèves de M. Luguern. Je les ai toutes sauvegardées et je les ai conservées sur Google Photos en version numérique. Je les ai partagées avec des amis, des anciens élèves du Lycée Blaise Pascal (qui deviendrait plus tard Trung tâm giáo dục Nguyễn Hiền). Tous étaient émus en regardant ces photos.

On peut dire que ce cahier a une valeur inestimable pour nous. il représente le lien émotionnel entre un enseignant et des élèves dans une éducation qui valorise l’harmonie entre savoir et moralité.

A cette époque, l’enseignement ne se limitait pas à transmettre des connaissances, mais aussi à semer les graines pour qu’un jeune grandisse et ait une belle âme, une âme tolérante et soucieuse des autres.

L’histoire du livre cartonné contenant les photos des élèves de M. Joël Luguern nous a beaucoup touchés. Même un demi-siècle après avoir quitté notre école bien-aimée TTGD Nguyễn Hiền, nous recevons encore de Monsieur Luguern une autre grande leçon, celle d’aimer le passé et d’aimer ceux qui sont entrés dans nos vies. Qui pouvait obliger un professeur venu de la lointaine France à éprouver des sentiments aussi forts pour ses élèves vietnamiens ? L’âme du professeur est si belle ! Merci professeur. Merci à une société et à un système éducatif qui nous ont donné des merveilleux enseignants et enseignantes !

Réécrit à partir d’un ancien article sur Thanksgiving 2023
Trương Hữu Hiền 

(Traduction française par M. Lữ Đắc Thành et M. Jean Luc)

One thought on “Lễ Tạ ơn 2023”

  1. Cám ơn Hiền và Bích Nga đã chia sẻ. Thầy Luguern và cô Hạnh đều là những nhà giáo đáng kính. Cho đến tận bây giờ vẫn thương yêu nâng đỡ học trò.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *